Võ Lâm Nhàn Hiệp VNG: Hãy vào Bang ngay khi có cơ hội!
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa ban hành Quyết định 108/QĐ-TCT về quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động. Nội dung quy trình bao gồm: tạo và tiếp nhận tờ khai quyết toán thuế TNCN gợi ý có đề nghị hoàn của người nộp thuế (NNT); giải quyết hoàn thuế TNCN tự động; kiểm soát sau hoàn thuế TNCN.Từ cơ sở dữ liệu kê khai của tổ chức trả thu nhập và của cá nhân, dữ liệu đăng ký thuế và đăng ký người phụ thuộc, dữ liệu tổng quan về nghĩa vụ thuế, các khoản nợ của NNT trên toàn quốc, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của ngành thuế tự động tổng hợp dữ liệu đối với các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNCN để xác định nghĩa vụ kê khai của NNT và tạo Tờ khai quyết toán thuế TNCN gợi ý đối với NNT là cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN.Việc tổng hợp dữ liệu và tạo lập tờ khai gợi ý được hệ thống ứng dụng CNTT ngành thuế tự động thực hiện ngay sau thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN của tổ chức trả thu nhập.NNT là cá nhân sử dụng ứng dụng eTax Mobile, ứng dụng thuế điện tử dành cho cá nhân của Tổng cục Thuế để kiểm tra thông tin trên Tờ khai quyết toán thuế TNCN gợi ý do hệ thống ứng dụng CNTT của ngành thuế tự động tạo lập.Trường hợp NNT đồng ý với thông tin được gợi ý trên tờ khai, NNT xác nhận và nộp hồ sơ quyết toán theo quy định trên ứng dụng.Nếu NNT không đồng ý với thông tin gợi ý trên tờ khai, NNT sửa lại thông tin tại các chỉ tiêu tương ứng, bổ sung lý do chênh lệch với số cơ quan thuế gợi ý và nộp hồ sơ quyết toán kèm theo tài liệu chứng minh theo quy định.Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính sẽ tự động tạo và gửi thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử, thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho NNT ngay sau khi nhận được hồ sơ quyết toán thuế TNCN có chỉ tiêu "Số thuế hoàn trả cho người nộp thuế".Ngay sau khi gửi thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho NNT, phân hệ hoàn thuế tự động tạo hồ sơ đề nghị hoàn thuế.Về giải quyết hoàn thuế TNCN tự động, hồ sơ đủ điều kiện được xử lý tự động là hồ sơ đáp ứng 3 điều kiện dưới đây:Thứ nhất, tại thời điểm giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN của NNT, tổ chức trả thu nhập đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thay tiền thuế TNCN đã khấu trừ hoặc tổng tiền thuế TNCN NNT là cá nhân đã nộp đủ vào ngân sách nhà nước (NSNN) tại kỳ quyết toán NNT có đề nghị hoàn thuế.Thứ hai, hồ sơ hoàn thuế TNCN có chỉ tiêu "Tổng thu nhập chịu thuế" khớp đúng với số liệu tổng hợp trong kỳ quyết toán thuế theo cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế tại thời điểm giải quyết hồ sơ và có chỉ tiêu "Tổng số thuế đề nghị hoàn trả" nhỏ hơn hoặc bằng số liệu tổng hợp trong kỳ quyết toán thuế theo cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế tại thời điểm giải quyết hồ sơ.Thứ ba, thông tin tài khoản nhận tiền hoàn trả của NNT được xác minh và liên kết với cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế.Trường hợp hồ sơ hoàn thuế TNCN của NNT đáp ứng đủ các điều kiện, phân hệ hoàn thuế TNCN tự động tạo đề xuất hoàn thuế, lập quyết định hoàn thuế (hoặc quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN) và lệnh hoàn trả khoản thu NSNN (hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu NSNN) để chuyển thủ trưởng cơ quan thuế ký điện tử.Trường hợp xác định hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế dự thảo thông báo về việc hồ sơ chưa đủ điều kiện hoàn thuế không được hoàn thuế, trình thủ trưởng cơ quan thuế ký ban hành, gửi NNT. Thời gian thực hiện các công việc chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế.Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, số lượng người nộp thuế là cá nhân mà cơ quan thuế đang quản lý hàng năm phải thực hiện các thủ tục hành chính như quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN rất lớn. Việc triển khai ứng dụng hoàn thuế TNCN tự động sẽ là bước đột phá để đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ NNT quyết toán thuế dễ dàng, đồng thời giảm công việc cho cơ quan thuế.Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) có trách nhiệm nâng cấp các ứng dụng CNTT có liên quan để đảm bảo thực hiện quy trình hoàn thuế TNCN tự động. Thời hạn thực hiện xây dựng, nâng cấp ứng dụng bảo đảm việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ hoàn thuế TNCN theo quy trình được hoàn thành chậm nhất ngày 31.3.Khi tìm việc, bạn trẻ có nên thuê dịch vụ viết CV?
- Bộ Tài chính chưa trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Tum (ngụ KP.Tân Ba, P.Thái Hòa, TP.Tân Uyên, Bình Dương) và một số người dân khác có tên trong đơn theo phiếu chuyển (PC) 274/PC-TN ngày 3.7.2023.- Hà Nội: Tổng công ty Viễn thông Mobifone (01 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội) chưa trả lời đơn của ông Hồ Uyên Nhân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Hoàng Gia Lâm (số 14, đường số 4, KP.4, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) theo PC 291/PC-TN ngày 25.7.2023.- TP.HCM: Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Công an TP.HCM chưa trả lời đơn của bà Phạm Thị Ngọc Loan (ngụ số 14, đường số 32, KP.3, P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức) theo PC 265/PC-TN ngày 3.7.2023; UBND Q.12 chưa trả lời đơn của ông Nguyễn Xuân Khảm (ngụ số 337, đường TX14, tổ 28, KP.7, P.Thạnh Xuân, Q.12) theo PC 267/PC-TN ngày 3.7.2023; Công ty TNHH DV XNK Phước Nguyên (89-91-93 Nguyễn Cơ Thạch, P.An Lợi Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM) chưa trả lời đơn của bà Vũ Châu Nguyệt Nga (ngụ số 94 Phan Đăng Lưu, P.5, Q.Phú Nhuận) và một số người dân khác có tên trong đơn theo PC 271/PC-TN ngày 3.7.2023.- Bà Rịa-Vũng Tàu: UBND TX.Phú Mỹ chưa trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Hằng (ngụ ấp Tân Trung, xã Châu Pha, TX.Phú Mỹ) theo PC 296/PC-TN ngày 25.7.2023; UBND TX.Phú Mỹ chưa trả lời đơn của bà Vũ Thị Thuấn (ngụ ấp Tân Trung, xã Châu Pha, TX.Phú Mỹ) theo PC 297/PC-TN ngày 25.7.2023.Đề nghị quý cơ quan nhận phiếu chuyển của Báo Thanh Niên nhanh chóng xem xét, giải quyết và thông báo kết quả để chúng tôi trả lời bạn đọc theo luật định.
Người dân xóm nhà trọ đông nhất TP.HCM khỏi ngủ trưa, sụt cân vì nắng nóng gay gắt
Với phương châm "sống xanh, ăn sạch", chị Dương đã xây dựng một mô hình vườn sân thượng không chỉ đẹp mắt mà còn hoàn toàn tự cung, tự cấp. Những loại cây trái như cóc, lựu đặc biệt phát triển mạnh mẽ, cho quả sai trĩu quanh năm. Để có được thành quả này, chị Dương chia sẻ rằng việc chăm sóc và sử dụng phân bón hữu cơ là một yếu tố quan trọng."Mỗi khi về quê, mình lại mang theo vài bao phân bò, kết hợp với phân chuồng từ đàn bồ câu để bón cho cây. Mình chỉ sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục trước khi bón, để cây có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách hiệu quả", chị Dương chia sẻ. Quy trình này giúp giảm thiểu việc sử dụng phân hóa học, đồng thời bảo vệ sức khỏe của gia đình.Ngoài việc chăm sóc thường xuyên, chị Dương còn đặc biệt chú trọng đến việc xử lý phân hữu cơ. Phân bò sau khi được mang về sẽ ủ hoai mục trong thùng kín khoảng 20 ngày. Quá trình này giúp phân phân hủy hoàn toàn, loại bỏ mùi hôi và trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.Chị Dương cũng tận dụng phân từ đàn bồ câu, tuy nhiên loại này cần được xử lý kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Ngoài ra, chị Dương còn sử dụng các loại phân bón tự chế từ vỏ trứng, vỏ chuối và lá cây mục để bổ sung thêm khoáng chất, vitamin cho cây. Các loại phân bón này giúp cải tạo đất, tăng cường vi sinh vật có lợi, tạo một môi trường sống lý tưởng cho cây cối phát triển.Để cây phát triển đều đặn và khỏe mạnh, chị Dương bón phân hữu cơ cho vườn ba tháng một lần. Cùng với đó, việc tưới nước đều đặn ngày 2 lần cũng rất quan trọng.Hai con của chị Dương rất thích lên sân thượng chơi, cùng mẹ tưới cây, ngắm đàn bồ câu bay. "Khu vườn còn là nơi mình giải tỏa căng thẳng, ngắm cây phát triển từng ngày khiến lòng thấy vui hơn", chị Dương nói.Một trong những lợi ích nổi bật từ khu vườn của chị Dương là gia đình chị ít khi phải mua các loại rau gia vị như: ngò, rau thơm, hay gừng... "Tất cả những loại rau gia vị này đều có sẵn trong vườn suốt năm", chị Dương vui vẻ chia sẻ. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, việc tự trồng rau gia vị cũng đảm bảo chất lượng sạch sẽ, không lo hóa chất, mang lại hương vị thơm ngon cho các món ăn.Chị Dương cho biết khu vườn không chỉ là niềm đam mê mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho gia đình. "Với những trái cây sạch và rau củ tươi ngon từ vườn, gia đình mình không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn bảo vệ sức khỏe, hạn chế thực phẩm có hóa chất", chị Dương chia sẻ.Chị Dương hy vọng rằng, qua câu chuyện của mình, sẽ có thêm nhiều người làm vườn sân thượng để tạo ra những không gian sống xanh, sạch, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sáng 24.1, tại Nhà triển lãm Hòa Bình, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Sở TT-TT và Sở VH-TT-DL Lâm Đồng khai mạc Hội báo xuân Ất Tỵ 2025. Đến tham dự có ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; ông Bon Yô Soan, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành.Ông Lê Văn Tòa, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng, cho biết hơn 20 năm qua Hội Nhà báo tỉnh vẫn duy trì việc tổ chức Hội báo xuân mỗi khi tết đến xuân về. Hội báo xuân năm nay có ý nghĩa đặc biệt chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm ngày thống nhất đất nước, 100 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, 80 năm ngày thành lập nước và nhiều sự kiện khác.Cũng theo ông Tòa, Hội báo xuân Ất Tỵ 2025 còn là nơi giao lưu của những người làm báo và bạn đọc, bạn nghe, xem đài qua những ấn phẩm xuân, qua những tác phẩm báo tết đầy tâm huyết. Hội báo xuân năm nay trưng bày trên 120 loại báo, tạp chí xuân với gần 1.000 ấn phẩm của các cơ quan báo chí, tạp chí trung ương, các ngành và các địa phương.Tại báo xuân Ất Tỵ 2025, báo chí tỉnh, văn phòng đại diện các báo, các cơ quan có ấn phẩm trưng bày tiếp tục đồng hành với Hội Nhà báo tỉnh trưng bày 20 bảng pano giới thiệu báo xuân cùng các hoạt động của báo.Đặc biệt, nhóm Thư pháp Mưu Lê tiếp tục đồng hành với Hội báo xuân viết trên 300 bảng thư pháp tặng chữ đầu năm cho bạn đọc xa gần.Hội báo xuân Ất Tỵ 2025 tỉnh Lâm Đồng mở cửa đến ngày 4.2 (mùng 7 tết) để phục vụ người dân và du khách.
Cận cảnh Toyota Corolla Cross 2024 bản đắt tiền, kỳ vọng về Việt Nam
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.